Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Những mục tiêu quá sức của thị trường bất động sản


Thị trường bất động sản những năm tới đây, có thể chịu tác động mạnh mẽ của đề án tái cơ cấu nghành xây dựng gắn liền với mô hình tăng trường theo hướng tập trung vào nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong giai đoạn 2014 – 2020 với những mục tiêu cụ thể.

Cụ thể: thị trường nhà ở nói riêng và bất động sản nói chung, cho đến năm 2020 sẽ đạt mức, diện tích nhà ở bình quân trên toàn quốc sẽ là 25m2/người, trong giai đoạn 2016-2020 đầu tư xây dựng mới khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp trong khu vực đô thị, nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố trên toàn quốc lên khoảng 70%.


Thực tế, những mục tiêu này là rất khó thực hiện bởi thực trạng tại thành phố HCM – nơi có thu nhập bình quan đầu người cao nhất cả nước và thị trường nhà ở phát triển mạnh thì đến cuối năm 2014, diện tích nhà ở bình quân tính trên đầu người mới chạm đến con số 16,9m2. Và trong 5 năm nữa thì mục tiêu 25,2/người có phải là điều quá xa vời hay không?

Một mục tiêu lớn nữa cũng nằm trong đề án này đó là thúc đẩy phát triển thị trường một cách ổn định, cấu trúc hoàn chỉnh và cân bằng giữa cung – cầu, làm đa dạng các sản phẩm của BĐS, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nói chung. Thêm đó, tăng nguồn thu từ kinh doanh bất động sản các loại hình lên mức 10 – 15%. Có thể coi đây cũng là một mục tiêu quá sức nữa của nghành xây dựng. Trong khi cơ cấu quản lý, định hướng thị trường của nghành đối với bất động sản dường như là quá mờ nhạt. Một số ý kiến doanh nghiệp còn đưa ra ý kiến rằng: “bất cứ khi nào thị trường biến động, kể cả đóng băng hay lên cơn sốt thì nghành xây dựng vẫn không có biện pháp nào để giải quyết tình thế, giúp các doanh nghiệp BĐS”.

Trước đó, các ban nghành có liên quan sẽ tiếp tục đẩy mạnh phân loại các dự án BĐS trên cả nước, điều chỉnh cơ cấu thị trường sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và kế hoạch phát triển bất động sản của từng địa phương khác nhau.

Thêm vào đó, cần đưa ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế góp phần phát triển nhà ở xã hội cho thuê, thuê mua, giúp các đối tượng chính sách xã hội, người thu nhập thấp… có khả năng sở hữu nhà ở để “an cư lạc nghiêp”.

Trên thực tế, chính sách pháp triển nhà ở xã hội của nhà nước trong những năm qua khiến cho những mục tiêu đề ra rất khó để thực hiện được. Với những chính sách ưu đãi, gói vay tín dụng hỗ trợ vay vốn mua nhà của ngân hàng chính sách, đều hướng đến mục tiêu đề ra nhưng hiệu quả thực hiện trên thực tế vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong đợi.

Cho đến thời điểm hiện tại, gần hai năm thực hiện đề án, các ngân hàng cho vay theo gói 30 nghìn tỷ mới giải ngân được 17%. Các cơ quan đại diện cần phải chỉ đạo thực hiện đẩy nhanh tiến độ giải ngân thì mới có thể thực hiện đúng hạn những mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, một thực tế là các bên liên quan đều đổ lỗi cho nhau về vấn đề chậm trễ này. Không thống nhất về phương pháp giải ngân, thủ tục giải phóng mặt bằng, người dân không được hướng dẫn về các  điều kiện để được hỗ trợ vay vốn… khiến cho vấn đề giải ngân rất chậm trễ.


Vậy nên, nếu muốn những mục tiêu của đề án được thực hiện tốt, đúng và đầy đủ thì cần phải giải quyết tốt những vấn đề bắt nguồn từ cơ quan quản lý. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét