Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

BĐS Hà Đông, mặt trời xuất hiện sau cơn giông


Kể từ khi sát nhập vào thành phố Hà Nội từ năm 2008, Hà Đông liên tục là địa điểm tập trung nhiều sự án nhà ở nhất cho thị trường bởi quỹ đất rộng, thoáng mát. Và cũng vì thế mà nơi đây, cũng là nơi tập trung khá nhiều dự án tồn kho khi thị trường đóng băng. Sau khi thị trường phục hồi, thì bất động sản tại đây cũng có những dấu hiêu tích cực và khả quan.
Có thể nói, trong thời gian thị trường đóng băng thì khu vực này chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi giá BĐS giảm từ 30 – 60 %, là mức thấp nhất so với thời kỳ đỉnh cao. Hàng loạt các dự án mọc rêu vì không có vốn đầu tư, chủ đầu tư khốn đốn, đất đai mọc cỏ um tùm là điều mà không nhà kinh doanh BĐS nào muốn thấy.
Kể từ khi thị trường có những dấu hiệu phục hồi đáng kể, nhiều dự án tại đây đã phục hồi trở lại. Nhiều dự án được chuyển nhượng, thay đổi hình thức huy động vốn, nhiều dự án có vốn đầu tư trở lại.

HP Landmark Tower trên mặt đường Lê Văn Lương kéo dài
Cụ thể: Dự án HP Landmark Tower trên mặt đường Lê Văn Lương kéo dài. Dự án bắt đầu được xây dựng vào năm 2009 với tên The Pride cùng mức đầu tư lên tới 3.200 tỷ đồng do CTCP Đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư. Dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2012, nhưng đến thời điểm giao nhà, dự án vẫn đang còn dang dở và nằm im trong 2 năm khiến khách hàng sống trong tình trạng sống dở chết dở. Cho đến cuối năm 2013, dự án tiếp tục được xây dựng nhờ vòa gói tín dựng 530 tỷ đồng của MBBank. 3 tòa nhà của dự án đang trong quá trình hoàn thiện và đổi tên thành HP Landmark Tower. Hiện tại, các tòa nhà đã gần như hoàn thiện và chuẩn bị bàn giao. Giá bán của dự án trong khoảng 18-21 triệu đồng/m2.

                               

Khu liền kề parkcity đã hoàn thiện trong giai đoạn 1
Trong khi đó, một dự án khác đang được khởi động lại là Parkcity. Nằm ngay vị trí vàng của quận, với diện tích lên tới 77ha do CTCP Phát triển đô thị Quốc tế Việt Nam (VIDC) - công ty liên doanh giữa Perdana ParkCity (S) Pte (Singapore) và CTCP Đầu tư và phát triển đô thị Vinaconex - Hoàng Thành. Nhưng đến cuối năm 2011, dự án vẫn chỉ để cho cỏ mọc um tùm. Sau khi các đối tác nước ngoài rút khỏi dự án này và 100% vốn do tập đoàn Perdana sở hữu. Dự án vẫn có dấu hiệu sống dậy cho đến đầu năm 2015, chủ dự án tuyên bố dự án đã hoàn thành xong giai đoạn 1 và tiến hành giai đoạn 2 với số vốn đầu tư là 1 tỷ USD. Dự án cũng được chuyển đổi từ dự án nhà ở thành hỗn hợp thương mại.
Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, chỉ số giá căn hộ tầm trung tại Hà Đông tăng liên tục trong quý 3, 4/2014, mỗi quý là 3% - đây là mức tăng trưởng lớn nhất trong các quận nội thành Hà Nội. Nhưng hiện tại, giá căn hộ tại quận này ở mức 76 điểm, và thực tế vẫn còn cách khá xa thời điểm gốc là tháng 1/2011 là 100 điểm.
Sự sụt giảm về giá cùng với sự phát triển ồ ạt các dự án trên địa bàn làm ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án hơn nữa là sự cạnh tranh của các dự án khác trong cùng phân khúc thị trường nhưng ở khu vực khác.
Điển hình là dự án Usilk City nằm trên đường Lê Văn Lương do Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư. Với quy mô 13 tòa nhà cao 25 – 50 tầng trên diện tích đất 9.2ha, tổng số vốn đầu tư là 10.000 tỷ đồng và dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng cuối năm 2012. Nhưng đến thời điểm bàn giao dự án thì dự án mới chỉ hoàn thiện được phần khung 3 tòa nhà của cụm CT1. Sau đó dự án nằm im rồi lại trở thành tâm điểm của vụ kiện tụng giữa chủ đầu tư và những khách hàng đã đổ tiền vào đây.
Đến giữa năm 2013,một sáng kiến giúp cải thiện tình hình dự án đó là khách hàng quản lý dòng tiền, theo đó, khách hàng sẽ đưa tiền và ngân hàng và theo dõi việc sử dụng số tiền này như thế nào, có đảm bảo tiến độ thi công hay không? Nhưng sau đó, giải pháp này không mang lại hiệu quả như mong muốn, trong khi các hạng mục khác đã có dấu hiệu xuống cấp vì thời gian xây dựng đã quá lâu.
Thực tế, dự án này không chỉ khiến khách hàng lao đao mà còn khiến chủ đầu tư gặp rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp đang ngập đầu trong các khoản nợ chất cao như núi. Từ một ông lớn có máu mặt trên thị trường BĐS thì nay Sông Đà Thăng Long đang điêu đứng, cổ phiếu rớt giá, danh tiếng thảm bại, dự án vẫn không có vốn đầu tư.
Ngoài Usilk City, một loạt các dự án khác đang không biết khi nào có thể trở lại thị trường như: Booyoung Vina tại khu đô thị Mỗ Lao do Booyoung Vina làm chủ đầu tư, trong khi đó, đây là một trong 30 tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đầu tư. Được phê duyệt đầu tư từ năm 2007, nhưng các hạng mục của dự án này đến nay vẫn chỉ được quây kín bằng tôn.
Và còn nhiều dự án khác cũng đang trong tình trạng đắp chiếu mặc dù thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu khởi sắc không ngừng. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường cũng như vị trí của dự án, giá bán… cùng nhiều yếu tố khác quyết định sự thành công, sống dậy của BĐS Quận Hà Đông nói riêng và toàn quốc nói chung.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét